UEF Students - HUU KHANG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Những hàm thông dụng trong Excel

2 posters

Go down

Những hàm thông dụng trong Excel Empty Những hàm thông dụng trong Excel

Bài gửi  Admin Wed Aug 06, 2008 11:56 pm

Hãy cung cấp cú pháp và ví dụ tham khảo của Những hàm thông dụng trong Excel

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 2
Registration date : 06/08/2008

https://huukhang.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Những hàm thông dụng trong Excel Empty excel

Bài gửi  xuannghia Sun Aug 24, 2008 10:18 pm

đây là một số hàm thông dụng sử dụng trong phân tích kinh tế - tài chính của dự án đầu tư:

1.Hàm tính giá trị hiện tại của hiệu số thu chi NPV:
Để tính giá trị hiện tại của hiệu số thu chi ta nhập vào bảng tính Excel hàm như sau (thuật ngữ cú pháp được sử dụng để diễn đạt việc phải nhập một hàm nào đó vào bảng tính):
Cú pháp: =NPV(rate,value1,value2,...)
Trong đó:
Rate: Là tỷ suất chiết khấu.
Value1, value2,…: Là các giá trị của dòng tiền được tính theo từng kỳ nhất định, thường là tính cho từng năm (có thể sử dụng từ 1 đến 29 đại lượng giá trị).

2.Hàm tính suất thu lợi nội tại (IRR):
Cú pháp: =IRR(values)
Trong đó:
Values: Là một dãy số hoặc một tham chiếu tới các ô chứa những giá trị mà ta muốn tính suất thu lợi nội tại. Nó phải chứa ít nhất một giá trị dương và một giá trị âm để tính IRR.
Ví dụ: Một dự án đầu tư xây dựng với vốn đầu tư ban đầu là $40000, người ta mong muốn nhận được dòng lợi ích như sau trong 5 năm đầu của dự án: $8000, $9200, $10000, $12000 và $14500. Hãy tính NPV và IRR của dự án. Biết tỷ suất chiết khấu là r = 8%.
Lập bảng trong Excel để tính các kết quả của dự án như sau:



3.Hàm tính khấu hao tuyến tính (SLN - Straight-line):
Cú pháp: =SLN(cost,salvage,life)
Trong đó:
Cost: Là vốn đầu tư ban đầu của tài sản.
Salvage: Là giá trị còn lại của tài sản sau khi đã được khấu hao.
Life: Là khoảng thời gian mà tài sản sẽ bị khấu hao.
Ví dụ: Giả sử muốn tính mức khấu hao của một máy bơm cứu hoả trị giá là $8000, thời hạn tính khấu hao 10 năm, giá trị còn lại dự kiến $500. Nhập số liệu như sau vào bảng tính:
=SLN(8000,500,10)
Ta sẽ có kết quả mức khấu hao mỗi năm là $750.

4.Hàm tính đổi lãi suất danh nghĩa thành lãi suất thực (EFFECT). Hàm EFFECT dùng để tính lãi suất thực trong trường hợp lãi nhập vốn trong từng chu kỳ xác định:
Cú pháp: =EFFECT(nominal_rate,npery)
Trong đó:
Nominal_rate: Là lãi suất danh nghĩa tính cho 1 thời đoạn phát biểu về lãi.
Npery: Là số kỳ lãi nhập vốn. Nếu ghép lãi theo năm thì Npery = 1, nếu ghép lãi theo quý thì Npery = 4, nếu ghép lãi theo tháng thì Npery = 12.
Ví dụ: Xác định lãi xuất thực trong các trường hợp lãi nhập vốn theo nửa năm, quý, tháng, tuần và theo ngày, được biết lãi suất danh nghĩa là 12%/năm.
Ta lập bảng tính toán như sau:



5.Hàm ước tính khoản thanh toán định kỳ cần thiết để trừ dần khoản nợ trong số kỳ hạn nhất định (thường gọi là ngạch số trả nợ) với ký hiệu hàm PMT.
Cú pháp: =PMT(rate,nper,pv,fv,type)
Trong đó:
Rate: Lãi suất phải trả tương ứng với kỳ trả nợ.
Nper (number of periods): Số kỳ trả nợ.
Pv (present value): Giá trị hiện tại của vốn đầu tư.
Fv (future value): Giá trị của vốn đầu tư ở cuối kỳ hạn (nếu bỏ qua tham số này tức là giá trị của vốn đầu tư ở cuối kỳ hạn coi như bằng 0).
Type: chỉ ra thời điểm phải thanh toán (nếu tính ở thời điểm cuối kỳ hạn thì tham số này bằng 0 hoặc bỏ qua; nếu tính ở thời điểm đầu kỳ hạn thì tham số này bằng 1).
Ví dụ: Tính ngạch số trả nợ của một khoản nợ vốn là $100000 với lãi suất năm là 8%, thời gian phải trả là 25 năm.
Ngạch số trả nợ tính theo công thức sau:



Sử dụng hàm PMT ta nhập vào Excel công thức sau:
= PMT(8%,25,100000) = -9367.878 (kết quả âm vì đây là số tiền phải trả, trong trường hợp này các tham số Fv, Type được bỏ qua).

6.Tương tự như vậy Excel còn cung cấp nhiều hàm phân tích tài chính khác nữa như: hàm tính giá trị hiện tại của vốn đầu tư (PV), giá trị tương lai của vốn đầu tư (FV), khấu hao theo tổng số các năm (SYD – Sum of the year digits method), khấu hao theo số dự giảm dần (DB – Declining-balance method),... Các hàm này được trình bày ở nhiều tài liệu hướng dẫn về Excel và trong mục Help của Excel.
Với việc ứng dụng chương trình Excel như trên sẽ cho phép tiết kiệm được thời gian, công sức, nâng cao độ chính xác của kết quả tính toán, phù hợp với việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu quan trọng của dự án và một điều quan trọng nữa là chúng ta có thể tạo ra sự lý thú trong công việc được coi là rất khô khan và đơn điệu.

xuannghia

Tổng số bài gửi : 5
Registration date : 11/08/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết